Thị trường bất động sản Việt Nam và 4 cơn “sốt đất”, đâu là đỉnh điểm?
Bất động sản là một trong những lĩnh vực luôn đầy những biến động trên thị trường Việt Nam, trong suốt hơn ba thập kỷ vừa qua, từ lúc đất nước đổi mới, chúng ta đã chứng kiến sự thay đổi không ngừng của thị trường bất động sản. Vậy cụ thể Việt Nam đã trải qua bao nhiêu cơn sốt đất, đâu là đỉnh? Hãy cùng Reviewnha tìm hiểu nhé!
Bốn cơn “sốt đất” tại Việt Nam trong gần ba thập kỷ
Đợt sốt thứ nhất giai đoạn 1993-1994
Cụ thể, theo nghiên cứu của các chuyên gia bất động sản, cơn sốt đất đầu tiên tại Việt Nam được diễn ra vào năm 1992, thời kỳ mà nước ta chính thức chuyển đổi từ chế độ quan liêu bao cấp sang chế độ kinh tế theo cơ chế thị trường. Thời điểm đó, không chỉ có sự quản lý của nhà nước mà các hộ gia đình, các cá nhân hay tổ chức kinh tế đều có thể tham gia vào thị trường bất động sản, bởi thời gian này, đây là một thị trường mang lại lợi ích cao từ việc chênh lệch giá đất giữa mức giá mà nhà nước đặt ra và mức giá của thị trường.
Đợt sốt đất thứ hai vào giai đoạn 2000- 2002
Xét về thực chất, cơn sốt đất lần thứ nhất và lần thứ hai chưa thực sự được gọi là cơn sốt đất, đây là một trong những hệ quả tất yếu khi nhà nước tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế thị trường. Nếu như trước kia đất không có giá hoặc nếu có thì mức giá rất thấp thì sau hai lần sốt giá, mức giá đất đã được nhận định là tăng vượt trội từ 10-15 lần.
Lý do giải thích cho thời gian cách nhau 10 năm giữa hai cơn sốt là sự ban hành Luật Đất đai của nhà nước. Nước ta đã tiến hành ban hành Luật Đất đai lần thứ nhất vào năm 1993 và lần thứ 2 là 2003, do đó, người ta thường có tâm lý đợi những quy định mới trong luật Đất đai rồi mới quyết định có đầu tư hay không. Như vậy, sau hai giai đoạn tăng trưởng này, đến năm 2003, giá đất ở những thành phố lớn, những khu đô thị sầm uất tại Việt Nam được đánh giá là cao ngang với những thành phố lớn trong ASEAN như Bangkok (Thái Lan),, Manila (Philippines), Jakarta (Indonesia),...
Đợt sốt giá thứ ba giai đoạn 2007-2008
Sau năm 2003, thị trường chứng khoán sơ khai bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam, do đó người ta có nhiều lựa chọn hơn trong việc đầu tư khiến cho thị trường bất động sản trở nên im ắng hơn, tuy nhiên, đến năm 2007, tình trạng bong bóng chứng khoán bị vỡ khiến cho các nhà đầu tư vội tìm một con đường mới cho mình, và cơn sốt của thị trường bất động sản lại được sôi động trở lại, đây chính là đợt sốt giá bất động sản thứ ba tại Việt Nam.
>>>Xem thêm: Thị trường bất động sản công nghiệp Việt hấp dẫn FDI
Thực tế, giai đoạn này, giá đất chỉ tăng 2-3 lần, tuy nhiên, việc này lại kéo theo rủi ro về tình trạng lạm phát và sự thật là nước ta đã rơi vào tình trạng làm phát kinh tế vào năm 2009, điều này khiến cho cả thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản đều bị đóng băng. Nhưng ngay sau đó, Chính phủ đã đưa ra những giải pháp cấp bách nhằm phục hồi thị trường và thúc đẩy phát triển kinh tế, từ năm 2013, 2014 cho đến 2018, thị trường bất động sản dần phục hồi, ổn định và phát triển trở lại, với nhiều xu hướng đầu tư mới.
Đợt sốt giá thứ tư từ năm 2020
Do những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, thị trường bất động sản lại một lần nữa rơi vào cơn sốt giá, và đây chính là cơn “sốt đất” đỉnh điểm nhất cho đến hiện nay.
Cơn “sốt đất” đỉnh điểm nhất
Khác với nguyên nhân xảy ra tình trạng sốt đất của những đợt trước, nguyên nhân của đợt sốt đất thứ tư này chính là do sự chuyển dịch vốn một cách ồ ạt từ thị trường chứng khoán sang thị trường bất động sản của các nhà đầu tư vì sự bất ổn của thị trường chứng khoán trước sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cơn sốt giá này phải kể đến như sau:
-
Tâm lý của người dân sau những ảnh hưởng của đại dịch, thường có mong muốn kiếm thêm thu nhập hoặc sở hữu loại tài sản có tính đảm bảo, lâu dài. Do đó, nhu cầu về nhà ở và bất động sản tăng mạnh nhưng cung nhà ở lại bị suy giảm do nhiều yếu tố về pháp lý, pháp luật,...
-
Chính phủ tăng cường nâng cấp các dự án cơ sở hạ tầng giao thông, kéo theo đó là sức hút của các vị trí bất động sản xung quanh dự án giao thông trở nên hấp dẫn hơn.
-
Sự tác động của môi giới bất động sản, giới “cò đất” có thể tung tin thất thiệt về thị trường, đánh vào tâm lý người mua khiến người ta tham gia mua đất, theo đó giới đầu cơ sẽ có cơ hội kích giá đất tăng một cách chóng mặt.
>>>Xem thêm: Bất động sản Nghệ An, “nổi gió” đón “cơn mưa” hạ tầng
Hệ lụy và giải pháp
Trước tình hình hiện tại, theo dự báo của các chuyên gia, nếu như Việt Nam không có những chính sách kịp thời để ngăn chặn và làm giảm các cơn sốt giá thì khả năng xảy ra lạm phát rất cao. Dựa vào kinh nghiệm của nước ta ở những lần trước và kinh nghiệm của các nước bạn trên thế giới, chúng ta nhận thấy rằng cần có những biện pháp để kiểm soát lượng vốn đầu tư vào bất động sản, kinh doanh hàng hoá, đồng thời thúc đẩy chuyển đối số, thực hiện đúng, đầy đủ các loại thuế,... có như vậy, thị trường bất động sản mới có cơ hội ổn định và phát triển bền vững.
Trên đây là thông tin về những cơn sốt đất của thị trường bất động sản những năm qua của Việt Nam, hy vọng những thông tin mà Reviewnha vừa cung cấp sẽ có ích cho quý bạn đọc.